Xuất phát điểm của bạn là ở đâu?
Bạn cho rằng mình bị mất gốc tiếng Anh, sau bao nhiêu năm vất vả "đêm ngày"với nó mà giờ chẳng đọng lại được gì. Vậy phải bắt đầu học từ đâu, trình độ nào là phù hợp, có nên học online hay tìm các khóa học tiếng anh ở ngoài? Hãy bình tĩnh và bắt đầu từ những việc giản đơn nhất. Mỗi ngày học 5 từ mới, dùng giấy nhớ dán tên các đồ vật thông dụng trong phòng, đổi ngôn ngữ facebook sang tiếng Anh… bước đầu hãy định hình cho suy nghĩ của bản thân rằng bạn cần biến tiếng Anh thành ngôn ngữ thường ngày.
Cần phải có sự đầu tư
Dù tham gia khóa học tiếng anh hay chỉ là tự học ở nhà, bạn nên nghiêm túc và nỗ lực hết mình cho việc học. Tiếng Anh không phải là môn học thuộc lòng hay có logic, nó cần sự linh hoạt và bắt buộc người học phải thực hành thật nhiều thì mới tiến bộ được. Bạn không nên học kiểu đối phó mà hãy xem như đó là việc có ích cho chính bạn sau này. Tập cho mình một quy tắc dù bạn có bận rộn công việc, có phải ra ngoài hay đang đi du lịch với bạn bè thì đều phải "đụng" đến tiếng Anh.
Không nên có tâm lý e ngại
Chúng ta thường sợ hay lướt qua khi gặp những thứ mình chưa biết rõ về nó. Có thể bạn không phải là người đam mê việc học ngôn ngữ, hoặc bạn không dám trò chuyện bằng tiếng anh với bạn bè. Đó chính là nguyên nhân khiến bạn khó mà học tiến bộ được. Tham gia các khóa học tiếng anh giao tiếp để có cái nhìn cởi mở hơn, thoải mái hơn khi bạn có thể gặp được những người cũng mang tâm lý e ngại giống mình.
Không nên quá chú trọng vào ngữ pháp
Nhiều người đọc xong câu hỏi này chắc chắn sẽ lao đầu vào học lại ngữ pháp vì bạn đã từng được dạy như thế. Đó là nguyên nhân mà đến bây giờ tiếng Anh của bạn vẫn dở tệ đến vậy. Học ngữ pháp không sai, nhưng lao đầu vào ngữ pháp chính là cái sai trầm trọng. Đó là cách mà bạn đã làm để đối phó với những bài kiểm tra thời cấp 3 ư? Bây giờ thì ngữ pháp không đủ để "cứu rỗi" bạn được đâu.
Đầu tiên hãy học phát âm, khi bạn nói bạn sẽ kết hợp được cả nghĩa từ vựng và kỹ năng nghe. Hãy bắt đầu với bản phiên âm quốc tế và những từ mới thông dụng. Sau học phát âm, điều cần làm là học từ mới, bằng cách nào ư? Dễ ợt! Giấy nhớ và đổi ngôn ngữ đời sống sang tiếng Anh từ facebook, nghe nhạc, xem phim... Sau đó là tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh, tìm một nhóm bạn để luyện nói, hoặc làm những hướng dẫn viên du lịch "nghiệp dư", những người ngoại quốc sẽ dạy cho bạn rất nhiều về tiếng Anh đấy!
Chúng ta thường sợ hay lướt qua khi gặp những thứ mình chưa biết rõ về nó. Có thể bạn không phải là người đam mê việc học ngôn ngữ, hoặc bạn không dám trò chuyện bằng tiếng anh với bạn bè. Đó chính là nguyên nhân khiến bạn khó mà học tiến bộ được. Tham gia các khóa học tiếng anh giao tiếp để có cái nhìn cởi mở hơn, thoải mái hơn khi bạn có thể gặp được những người cũng mang tâm lý e ngại giống mình.
Không nên quá chú trọng vào ngữ pháp
Nhiều người đọc xong câu hỏi này chắc chắn sẽ lao đầu vào học lại ngữ pháp vì bạn đã từng được dạy như thế. Đó là nguyên nhân mà đến bây giờ tiếng Anh của bạn vẫn dở tệ đến vậy. Học ngữ pháp không sai, nhưng lao đầu vào ngữ pháp chính là cái sai trầm trọng. Đó là cách mà bạn đã làm để đối phó với những bài kiểm tra thời cấp 3 ư? Bây giờ thì ngữ pháp không đủ để "cứu rỗi" bạn được đâu.
Đầu tiên hãy học phát âm, khi bạn nói bạn sẽ kết hợp được cả nghĩa từ vựng và kỹ năng nghe. Hãy bắt đầu với bản phiên âm quốc tế và những từ mới thông dụng. Sau học phát âm, điều cần làm là học từ mới, bằng cách nào ư? Dễ ợt! Giấy nhớ và đổi ngôn ngữ đời sống sang tiếng Anh từ facebook, nghe nhạc, xem phim... Sau đó là tạo môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh, tìm một nhóm bạn để luyện nói, hoặc làm những hướng dẫn viên du lịch "nghiệp dư", những người ngoại quốc sẽ dạy cho bạn rất nhiều về tiếng Anh đấy!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét